5 sai lầm phổ biến trong quản lý tài chính và cách khắc phục
Là "trái tim" của mọi hoạt động, quản lý tài chính đóng vai trò then chốt cho sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ.
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
2/28/20248 min read
1. Chưa kiểm soát được tăng trưởng
Việc thử nghiệm các phương án kinh doanh để tìm ra cách thức hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận ổn định là rất quan trọng với doanh nghiệp nhỏ, vì tăng trưởng luôn là mục tiêu lớn mà các doanh nghiệp nhỏ hướng đến. Nhưng nếu không kiểm soát được chúng thì rất dễ gây ra những tổn thất tài chính cho doanh nghiệp, khi mà ngân sách và khả năng quản lý của họ còn nhiều hạn chế.
Ví dụ: Một doanh nghiệp bán bóng điện quyết định đầu tư cho việc chạy quảng cáo Facebook, trong hai tháng đầu lợi nhuận của họ tăng gấp đôi những tháng trước. Vì vậy, bước sang tháng tiếp theo họ bắt đầu tăng gấp ba lần ngân sách cho việc chạy quảng cáo để có được sự tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên kết quả không được như mong đợi khi chi phí cho hoạt động quảng cáo quá lớn, còn doanh thu không đạt như kỳ vọng, sau khi trừ đi chi phí thì lợi nhuận đã không thể bù đắp, thậm chí còn không có lợi nhuận.
Việc doanh nghiệp cố gắng thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng khi chưa có kế hoạch và những kịch bản rõ ràng, đã khiến họ không kiểm soát được các rủi ro có thể xảy ra, không chỉ sụt giảm lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư, khi họ vẫn chưa thực sự kiểm soát được sự tăng trưởng ổn định. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ nên có một chiến lược rõ ràng và phù hợp để có thể kiểm soát được tình hình tài chính trước khi thử nghiệm bất cứ phương án kinh doanh nào.
2. Tập trung quá nhiều chi phí tìm khách hàng mới
Một doanh nghiệp nhỏ luôn cần các kế hoạch để tìm kiếm thêm các nguồn khách hàng mới. Nhưng nguồn khách hàng mới này có thực sự mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là điều chưa chắc chắn, và chi phí để tiếp cận các nguồn khách hàng mới luôn là rất lớn. Vì vậy, nếu tập trung quá nhiều chi phí vào tìm kiếm khách hàng mới có thể dẫn đến những rủi ro tài chính lớn cho doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp cần có các phương án để giảm rủi ro bằng cách phân chia nguồn tài chính vào các chiếc lược kinh doanh khác nhau.
Đối với một doanh nghiệp, giá trị bền vững mà họ nhận được là điều vô cùng quan trọng để phát triển đường dài. Bên cạnh chi phí cho các kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới, doanh nghiệp nên phân bổ nguồn tài chính cho các hoạt động chăm sóc khách hàng trung thành và nguồn khách hàng nội bộ. Bởi đây có thể là các nguồn khách hàng chất lượng nhất, với chi phí tiếp cận thấp nhất.
3. Tính toán lợi nhuận không chính xác
Lợi nhuận trong kinh doanh là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới khi thực hiện chiến lược bán hàng, với các doanh nghiệp nhỏ thì lợi nhuận chính là vấn đề sống còn của họ. Một số doanh nghiệp nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm bán hàng nên dễ mắc sai sót khi tính toán lợi nhuận. Họ nghĩ rằng tiền lãi trong các giao dịch là tất cả lợi nhuận khi các sản phẩm được bán ra, nhưng thực tế thì họ phải chi trả rất nhiều chi phí khác như: Chí phi giao dịch, vận chuyển, lưu kho, bao bì, nhân sự....
Chính vì vậy, doanh nghiệp nên đưa ra những đánh giá, dự đoán để kiểm soát được các chi phí phát sinh, giúp cho việc định hình giá bán ổn định hơn để có được lợi nhuận phù hợp cho việc tái cơ cấu nguồn tài chính. Đó chính là điều tất yếu của các doanh nghiệp nhỏ để duy trì sự phát triển bền vững, cũng như có thêm tài chính để mở rộng kinh doanh.
4. Chưa kiểm soát được vấn đề thanh toán chậm
Việc thanh toán sẽ luôn cần một quãng thời gian nhất định để hoàn thành, các doanh nghiệp nhỏ nên chú ý và quản lý chặt chẽ hơn vì nếu việc thanh toán không đúng hạn dễ gây tổn hại tới các hoạt động kinh doanh khi mà nguồn ngân sách bị hạn chế.
Việc khách hàng chậm chi trả hay nợ lâu dù có nhỏ, vẫn gây ra những trở ngại cho các doanh nghiệp. Bên cạnh các vấn đề khó khăn khi vận hành, việc khách hàng thanh toán chậm khiến doanh nghiệp không đủ ngân sách để chi trả cho nhà cung cấp hoặc bên cho vay (nếu có), việc chậm trễ này khiến họ mất lòng tin với doanh nghiệp của bạn. Bởi vì không phải nhà cung cấp và đối tác nào cũng sẵn sàng chờ đợi bạn, họ có thể từ chối hợp tác với bạn trong tương lai.
Cách tốt nhất là các doanh nghiệp nên chủ động được nguồn vốn dự trù để ứng phó trong một số trường hợp như thế này. Cùng với việc có phương án xử lý và giải quyết các vấn đề thanh toán trong một quãng thời gian nhất định để đảm bảo cho các hoạt động được diễn ra trơn tru. Điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ để tránh các rủi ro trong quá trình hoạt động.
5. Quản lý thuế không đúng cách
Thuế là nghĩa vụ bắt buộc mà các doanh nghiệp yêu cầu phải thực hiện dù muốn hay không, bên cạnh việc phải nộp đúng thời hạn quy định. Nếu bỏ lỡ kỳ hạn đóng thuế cho doanh nghiệp sẽ dẫn đến tài chính doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi những khoản phạt theo pháp luật.
Các doanh nghiệp cần phải ước tính được mức thuế sẽ đóng trong các năm tiếp theo để có sự chuẩn bị và điều chỉnh phù hợp. Các mức thuế sẽ phụ thuộc chính sách và kế hoạch của Bộ Tài Chính được ban hành ở mỗi năm, hay mỗi thời kỳ là khác nhau.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên dự trù và chuẩn bị cho những sự thay đổi đột ngột về tài chính. Ví dụ: Tỷ giá thuế tháng này là 13%, tháng sau lên 13,5% và 2 tháng sau lên 15% trong thời gian ngắn buộc doanh nghiệp phải xoay xở và quyết định nhanh chóng để đưa ra chính sách phù hợp cho các chiến lược định giá sản phẩm và kinh doanh.
Vì quy trình làm việc của các doanh nghiệp nhỏ đang trong quá trình hoàn thiện nên còn nhiều thiếu sót, đặc biệt đối với hoạt động quản lý tài chính, các doanh nghiệp nhỏ cần có những kiến thức vững chắc hơn để hạn chế những sai lầm và tránh những tổn thất không đáng có. Bên cạnh đó, việc quản lý tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp dần dần ổn định trên thị trường và phát triển bền vững trong tương lai.
——————————–
Trên đây là toàn bộ thông tin về những vấn đề sai phạm trong quá trình xây dựng kế hoạch tài chính mà ATP muốn chia sẻ đến doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp Giám đốc tài chính lập được một bản kế hoạch hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn về cách Quản trị tài chính doanh nghiệp toàn diện thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN ATP
Hotline: 094 291 9009
Email: info@atpaccounting.com.vn