Lập ngân sách cho từng mục tiêu tài chính: Bí quyết để thành công

Ngân sách tựa như bản đồ dẫn lối doanh nghiệp đến thành công. Việc lập kế hoạch ngân sách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp định hướng nguồn lực, dự đoán dòng tiền và đưa ra những quyết định tài chính sáng suốt. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết để bạn xây dựng "bức tranh" ngân sách hoàn chỉnh cho doanh nghiệp của mình.

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCTIN TỨC

2/28/20246 min read

1. Định nghĩa và mục đích kế hoạch ngân sách

Kế hoạch ngân sách là bản kế hoạch chi tiết mô tả việc huy động và sử dụng các nguồn lực cần thiết (tài chính và phi tài chính) gắn liền với các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Về phân loại, thông thường doanh nghiệp có 03 loại ngân sách sau:

– Kế hoạch ngân sách hoạt động: là bản kế hoạch dự báo các khoản doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp có thể phát sinh dựa trên nguyên tắc ghi nhận kế toán dồn tích. Kết quả đầu ra của kế hoạch ngân sách hoạt động là báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến, trong đó thể hiện: tổng doanh thu dự kiến, tổng chi phí dự kiến, lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp.

– Kế hoạch ngân sách dòng tiền: là bản kế hoạch dự báo các khoản thu và chi (dòng tiền vào, ra) của doanh nghiệp. Kết quả đầu ra của kế hoạch ngân sách dòng tiền thường sẽ được thể hiện ở báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến. Kế hoạch ngân sách dòng tiền được doanh nghiệp sử dụng trong mục đích tối ưu hóa các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.

– Kế hoạch ngân sách tài chính: là bản kế hoạch dự báo các nguồn lực về tài sản, nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng để hướng tới mục tiêu kinh doanh, các khoản thu – chi thể hiện tiền thực thu, thực chi về hoạt động theo các nội dung trong điều khoản hợp đồng, cam kết, kế hoạch chi tiêu đã được phê duyệt và

Mục đích của kế hoạch ngân sách

– Thể hiện kế hoạch hành động để đạt được các mục tiêu định lượng;

– Đóng vai trò là thước đo hiệu quả công việc;

– Thể hiện quá trình, diễn biến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp trong 1 khoản thời gian được ấn định sẵn;

– Là công cụ để ứng phó với các tình huống bất lợi có thể được dự đoán trước.

dòng tiền ra vào của doanh nghiệp. Kết quả đầu ra của kế hoạch ngân sách tài chính là 1 bản kế hoạch ngân sách tổng thể bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, quản lý dòng tiền, quản lý nguồn lực, tài sản và nguồn vốn huy động.

2. Lợi ích của công tác lập kế hoạch ngân sách

Việc lập kế hoạch ngân sách mang lại 03 lợi ích dưới đây:

– Kế hoạch ngân sách sẽ giải thích được những thay đổi cần thiết ở hệ thống hoạt động hiện tại để đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp. Kế hoạch ngân sách sẽ được sử dụng để so sánh, đánh giá với kết quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp để xác định hiệu quả kinh doanh;

– Cụ thể hóa về mặt tài chính của mục tiêu chiến lược và kế hoạch kinh doanh;

– Trợ giúp ban lãnh đạo dự đoán các tình huống trong tương lai nhằm tăng tích chủ động trong điều hành và quản lý và đưa ra các điều chỉnh mục tiêu chiến lược và kế hoạch kinh doanh một cách kịp thời.

3. Các bước để lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh:

  • Xác định rõ ràng mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và năng lực nội bộ để đưa ra mục tiêu cụ thể, thực tế.

Bước 2: Dự báo doanh thu và chi phí:

  • Dựa vào mục tiêu kinh doanh, dự báo doanh thu từ các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Phân loại và dự báo các khoản chi phí hoạt động, đầu tư và tài chính một cách chi tiết.

Bước 3: Lập bảng ngân sách:

  • Sử dụng các công cụ như bảng tính Excel hoặc phần mềm chuyên dụng để lập bảng ngân sách.

  • Bảng ngân sách cần bao gồm các thông tin như: khoản mục, dự toán, thực tế, chênh lệch và giải thích lý do chênh lệch.

Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh ngân sách:

  • Theo dõi sát sao tình hình thực tế so với dự toán, thường xuyên cập nhật và điều chỉnh ngân sách cho phù hợp.

  • Phân tích nguyên nhân chênh lệch và đưa ra giải pháp cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Để xây dựng kế hoạch ngân sách hiệu quả, bạn cần lưu ý:

  • Tính thực tế: Dự toán phải dựa trên khả năng thực thi, phù hợp với tình hình thị trường và năng lực của doanh nghiệp.

  • Tính linh hoạt: Kế hoạch ngân sách cần có khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

  • Tính minh bạch: Kế hoạch cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu cho tất cả các bên liên quan.

  • Tính hiệu quả: Kế hoạch ngân sách cần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tài chính một cách hiệu quả nhất.

Lập kế hoạch ngân sách là một công việc cần thiết và quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Hy vọng những hướng dẫn chi tiết trong bài viết này sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch ngân sách hiệu quả, góp phần đưa doanh nghiệp đến thành công.

——————————–

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên tắc và quy trình các bước lập kế hoạch tài chính mà ATP muốn chia sẻ đến doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp Giám đốc tài chính lập được một bản kế hoạch hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn về cách Quản trị doanh nghiệp toàn diện thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN ATP