Tư duy số: điểm bắt đầu cho chuyển đổi số

Chuyển đổi số giờ đây trở thành nhiệm vụ bắt buộc chứ không phải là lựa chọn có hoặc không. Bởi vì hành vi khách hàng thay đổi trong môi trường số, cách thức họ tương tác và ra quyết định được chi phối bởi sự phát triển của công nghệ. Điều kiện và động lực lớn nhất thúc đẩy chuyển đổi số là nguồn lực liên quan đến con người.

TIN TỨC

5 min read

man using laptop in front of brown chair
man using laptop in front of brown chair

CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH

Chuyển đổi số giờ đây trở thành nhiệm vụ bắt buộc chứ không phải là lựa chọn có hoặc không. Bởi vì hành vi khách hàng thay đổi trong môi trường số, cách thức họ tương tác và ra quyết định được chi phối bởi sự phát triển của công nghệ. Điều kiện và động lực lớn nhất thúc đẩy chuyển đổi số là nguồn lực liên quan đến con người. Trong đó, sự thành bại phần lớn vào Kỹ năng số (Digital Skill) và Tư duy số (Digital Mindset)

Đại dịch Covid là một cơ hội lớn giúp các doanh nghiệp nhận ra vai trò quan trọng của chuyển đổi số, đặc biệt là các nền tảng công nghệ. Ví dụ, MS Team ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng và công nhận là công cụ họp trực tuyến hiệu quả. Nền tảng này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực (phục vụ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả hơn).

Vậy tư duy số (TDS) là gì và có những đặc điểm nào cần phát triển cho nhân sự của doanh nghiệp?

TƯ DUY SỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÓM NGƯỜI MANG TƯ DUY SỐ

Tư duy số là một tập hợp suy nghĩ – tri thức – thói quen – kinh nghiệm hướng tới CĐS. Điều này được hình thành khi cá nhân sống trong xã hội ngày càng số hóa. Khi họ càng công nhận, sử dụng thường xuyên, họ dần quen thuộc và trở nên thành thục hơn.

Học các kỹ năng công nghệ mới là điều cần thiết cho quá trình chuyển đổi số. Nhân viên phải được thúc đẩy sử dụng các kỹ năng của họ để tạo ra các cơ hội mới.

Theo Havard Business Review, tư duy số là một tập hợp các thái độ và hành vi cho phép cá nhân và tổ chức thấy cách dữ liệu, thuật toán, AI… Giúp mở ra những khả năng mới và định hướng con đường thành công trong bối cảnh kinh doanh ngày càng bị chi phối bởi công nghệ thông minh và sử dụng nhiều dữ liệu.

Ví dụ, một nhân viên có TDS sẽ có khả năng hiểu biết các con số. Họ biết cách đặt những câu hỏi đúng, có khả năng dự đoán các kết quả, thấu hiểu những kỳ vọng và mong muốn của cấp trên.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa việc KHÔNG CÓ TƯ DUY SỐ và CÓ TƯ DUY SỐ là mức độ sử dụng công nghệ phục vụ công việc. Trong khi người có TDS thì sử dụng công nghệ một cách tiên phong còn người không có TDS thì chỉ sử dụng công nghệ khi cần thiết. TDS giúp cho người sở hữu nó trở nên thoải mái, linh hoạt và dễ dàng chấp nhận công nghệ hơn.

NHỮNG HÀNH ĐỘNG THÚC ĐẨY TƯ DUY SỐ TRONG TỔ CHỨC

Thúc đẩy TDS đòi hỏi những nỗ lực của tổ chức về mặt Nhận thức và Hành động.

Nhận thức được xác định là những tò mò của nhân viên về công nghệ, các kiến thức, kỹ năng công nghệ mà doanh nghiệp trang bị.

Hành động nhấn mạnh vai trò của lãnh đạo trong việc tạo điều kiện và định hướng cho nhân viên. Để đạt được sự chấp nhận, các nhân viên cần được hướng dẫn để hiểu rõ giá trị, vai trò của chuyển đổi số đến công việc của họ.

Các ý tưởng hành động có thể triển khai để thúc đẩy Tư duy số trong tổ chức như:

Xây dựng văn hóa học hỏi liên tục

Suy nghĩ về cách nhân viên sẽ tương tác, sử dụng các công cụ mới và cách những công cụ đó giúp họ đạt được hiệu suất vượt trội. Đây là điều cần thiết để chuyển đổi số thành công.

Đẩy nhanh quá trình chấp nhận TDS

Tăng cường truyền thông các thông điệp nhấn mạnh vai trò của tư duy số với doanh nghiệp với các trường hợp cụ thể

Thúc đẩy sự tự tin vào năng lực tư duy số của nhân viên thông qua khuyến khích, động viên

Tuyển dụng kết hợp với đào tạo nội bộ để nâng cao các tài năng số

Xác định những nhân viên có TDS và có sức ảnh hưởng trong doanh nghiệp để dẫn dắt và trở thành hình mẫu

Điều chỉnh hệ thống kỹ thuật số

Xây dựng hệ sinh thái công nghệ và quy trình để thúc đẩy TDS, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

Hơn hết, lãnh đạo cần thấu cảm với những vấn đề hiện có của nhân viên để triển khai các hoạt động hướng dẫn và thúc đẩy phù hợp. Đó là xu hướng chung của các lãnh đạo ngày nay – Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational leadership).